Như đã nói, thiền không phải một kiểu triết lý, nên những ai tìm đến với thiền như một phương thức để phân tích, chia chẻ nhằm hiểu rõ thế giới này hơn sẽ không bao giờ đạt được kết quả. Mặt khác, thiền cũng không đơn thuần là một tôn giáo theo nghĩa thông thường, nên những ai tìm đến với thiền như một chỗ nương dựa tinh thần vì tự mình cảm thấy bất an trong đời sống cũng sẽ không đạt được ý muốn.
Trong thực tế, rất nhiều người đến với thiền nhưng chưa có được một nhận thức cơ bản về thiền. Việc quan tâm đến thiền trước khi khởi sự tìm hiểu cũng là hoàn toàn tự nhiên và không có gì sai trái. Tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây là, giai đoạn này chỉ có thể xem như một cuộc dạo chơi thăm viếng bên ngoài cánh cửa nhà thiền, chưa thực sự bước vào. Và để bước vào thiền, yêu cầu tất yếu là bạn phải xác định được mục tiêu theo đuổi của mình. Đồng thời, với những gì được biết về thiền, bạn phải xác định được mục tiêu ấy là thích hợp.
Chúng ta có thể không cần đến những kiến thức lý luận về thiền. Chỉ cần xác lập được niềm tin và biết rằng việc thực hành thiền có thể mang lại những lợi ích thiết thực cho đời sống mỗi ngày. Như vậy là quá đủ cho một sự khởi đầu để bước vào thiền.
Nhưng nếu chúng ta muốn đến với thiền như một môn học, một chủ đề nghiên cứu, một đối tượng tìm hiểu... thì chúng ta nên khởi sự bằng việc trang bị những kiến thức lý luận về thiền. Và trong thực tế, việc trang bị những kiến thức lý luận như thế chỉ nhắm đến một điều duy nhất là xóa bỏ đi những mục đích sai lệch được đặt ra khi đến với thiền. Vì thế, kết quả cuối cùng là sau khi đã biết rất nhiều, bạn cũng sẽ vào thiền ở cùng một lối của người không biết gì. Hay nói khác đi, bạn sẽ phải chuyển sang một mục đích thích hợp với thiền.
Mục đích duy nhất của thiền là giải phóng chúng ta khỏi những trạng thái ràng buộc trong tâm thức và sống theo với những ý nghĩa chân thực được cảm nhận mà không bị cuốn hút, xô đẩy bởi những động lực khác nhau trong đời sống. Ngoài mục đích giải thoát này ra, thiền không thực sự quan tâm đến bất kỳ điều gì khác nữa. Nếu có những hình thức tu tập hay rèn luyện nào đó được thấy trong nhà thiền, cũng đều chỉ là những phương tiện, công cụ nhằm giúp cho hành giả sớm đạt đến mục đích nói trên.
Vì thế, những ai đến với thiền bằng sự khao khát niềm an lạc, sự giải thoát, người ấy không cần có thêm bất kỳ hiểu biết nào khác ngoài những gì cần thực hành mỗi ngày để có thể sống một cuộc sống thiền. Nhưng những ai đến với thiền khi chưa hiểu được mục đích của thiền, có thể họ sẽ đặt ra những mục đích theo đuổi khác nhau không phù hợp. Với những người này, quá trình tìm hiểu học hỏi về thiền là cần thiết. Và khi đã thực sự có được những hiểu biết cơ bản về thiền, họ sẽ phải thay đổi mục đích đến với thiền, hoặc tất yếu là sẽ nói lời chia tay.
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018
VAO THIEN Ai den voi thien?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hien huu nhu that da va dang
Vào ngày 27 tháng 6, 1986, Thiền sư phụ tá Vipassana, ông Graham Gambie qua đời sau khi mang bệnh một thời gian ngắn. Graham là một trong ...
-
Vào ngày 27 tháng 6, 1986, Thiền sư phụ tá Vipassana, ông Graham Gambie qua đời sau khi mang bệnh một thời gian ngắn. Graham là một trong ...
-
Nhờ có sự hộ niệm cho cuộc diện kiến mặt-đối-mặt như thế, cho dù thần thức có yếu đuối thế nào đi nữa, chắc chắn không còn nghi ngờ gì là c...
-
Chính vì muốn dẫn dắt khéo léo các đệ tử mà ta khai thị nhiều pháp môn khác nhau. Laṅkāvatārasūtra Kinh Lăng già Maria Montenegro...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét