Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Loi dan



Trong phần giảng giải Chú Lăng Nghiêm, #472 và # 488, Hòa Thượng Tuyên Hóa nói:

"Mỗi câu Chú đều có ý nghĩa của nó, các tổ sư trong quá khứ từng có sớ Chú Lăng Nghiêm, thịnh hành sâu rộng, chiếu theo chân ngôn để phiên dịch, nhưng đều không dễ hiểu. Hiện tại tôi là sơn tăng, chẳng có tri thức gì, lại vào thời mạt pháp, biết rằng Chú Lăng Nghiêm rất quan trọng. Có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới sẽ có sáng tỏ, không có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới sẽ đen tối. Tôi dùng bốn câu kệ để giảng mỗi câu Chú Lăng Nghiêm. Mặc dù tôi không đủ tư cách để làm kệ, nhưng tôi không ngại sự khó khăn, khai quật mỏ đá để tìm cho được ngọc. Có thể sau này có người chân chánh hiểu biết, chân chánh Bồ Tát thị hiện, chân chánh tổ sư khai ngộ, sẽ mô tả, phô bày minh bạch những thuyết minh về Chú Lăng Nghiêm. Đây chính là hy vọng của tôi, hy vọng mọi người đều hiểu rõ Chú Lăng Nghiêm, đây cũng là động cơ khiến tôi tả kệ. Mặc dù các vị đã nghe nhiều năm, nhưng vẫn không biết vì sao tôi lại giải thích nó. Nếu hiểu rõ Chú Lăng Nghiêm, thì sẽ minh bạch tất cả bí mật tinh hoa của Phật giáo."

Từ Hoa tôi không quản ngại sức hiểu biết thô thiển của chính mình, cố gắng sử dụng âm điệu thi ca, ghi âm, hầu giúp cho sự ghi nhớ dễ dàng hơn, phiên dịch 554 bài thi kệ từ nguyên bản Hán văn của Hòa Thượng. Một vài chỗ người dịch sử dụng phần giảng giải của tác giả khi chú dịch phần kệ tụng để nghĩa lý không quá cô đọng, dù mở rộng chút ít nhưng vẫn theo sát đường lối giảng giải của Hòa Thượng Tuyên Hóa. Người đọc có thể đối chiếu phần Hán văn 554 bài kệ đính kèm.

(bắt đầu dịch ngày rằm tháng 3, Đinh Dậu 2017, hoàn tất mùng 1 tháng 5, Đinh Dậu 2017)

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hien huu nhu that da va dang

Vào ngày 27 tháng 6, 1986, Thiền sư phụ tá Vipassana, ông Graham Gambie qua đời sau khi mang bệnh một thời gian ngắn. Graham là một trong ...