"Nguyện con luôn thấy được
Tất cả việc thầy làm
Đều nhiệm mầu trong sáng."
Gọi Thầy từ chốn xa
Bài giảng của Thầy là hợp tuyển các bài giảng pháp của hai vị Đạo sư tôn quý dòng Drikung Kagyu: Sonam Rinpoche và Garchen Rinpoche (tại Việt Nam) trong năm 2009 - 2010.
Trong tập bài giảng của Sonam Rinpoche, chúng tôi tập trung vào các buổi giảng về ngondro - là phần thực hành trọng tâm của các đạo hữu Kim Cang Thừa ở Việt Nam hiện nay. Nội dung chính yếu là những gì chúng tôi chắt lọc từ các phần ghi âm bài giảng của Rinpoche ở Lạc Phố (trong chuyến đi của Thầy về Việt Nam năm 2009), ở Nepal (trong chuyến các đạo hữu Drikung tới thăm tu viện của Ngài ở Kathmandu, tháng 3 năm 2010) và một vài địa điểm khác. Vì có sự lặp lại ở các buổi giảng khác nhau nên chúng tôi đã biên tập và thêm các tựa đề để người đọc tiện theo dõi. Các bài giảng của Sonam Rinpoche trong chuyến đi Việt Nam năm 2009 có khá nhiều nhưng do thiếu một số phần ghi âm nên không đưa vào được đầy đủ như mong muốn.
Vào tháng 9 năm 2010, khi gặp Rinpoche ở Bokharbu, Ấn Độ, chúng tôi đã được Thầy giúp chỉnh sửa lại những chỗ sai sót. Thầy cũng bổ sung thêm một số chi tiết mới để các phần trình bày được hoàn chỉnh hơn. Một số phần của pháp thoại chỉ dành cho thính chúng giới hạn đã được Thầy cho phép lược bớt.
Có được tập bài giảng này là nhờ công ghi âm, xử lý và lưu giữ, ghi chép, hiệu đính, biên tập, trang trí ấn bản điện tử của tập thể các đạo hữu: Việt, Tuyết, Đức, Hương, Tịnh Ngộ, Thu, Liên Hoa Tâm, Hiếu Thiện.
Tập bài giảng của Garchen Rinpoche, gồm có bài pháp thoại tại lễ quán đảnh Phật Dược Sư, bài giảng "Ba Mươi Bảy Pháp hành Bồ Tát đạo", và các buổi vấn đáp tại Hà Nội vào tháng 5 năm 2010. Phần vấn đáp đã được sắp xếp lại theo chủ đề nhưng nội dung các câu hỏi và trả lời không thay đổi. Chúng tôi đã lược bớt những phần trùng lặp từ các nội dung ghi âm.
Công việc ghi âm, ghi hình các bài giảng do đạo hữu Việt, Đức, Trụ, Tịnh Ngộ thực hiện. Việc ghi chép lại các phần ghi âm bắt đầu từ tháng 6 năm 2010 với sự tham gia nhiệt tình của các đạo hữu: Việt, Ly, Trung, Giang, Diệu Bạch, Đức, Thanh, Huyền, Hương, Liên Hoa Tâm... Tham gia hiệu đính phần Việt dịch gồm có thầy Chúc Khả, các đạo hữu Tâm Bảo Đàn, Hiếu Thiện cùng với sự giúp đỡ của Lama Dương Đạt.
Ngoài ra còn có hai bài pháp thoại của đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ladakh cũng được đưa vào đây, tuy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và súc tích. Trong pháp thoại, Ngài đề cập đến tánh Không – một khái niệm quan trọng nhưng rất khó nắm bắt đối với nhiều người – với ngôn ngữ chính xác, cô đọng nhưng rất giản dị, dễ hiểu. Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng phân tích tầm quan trọng của pháp Nhập Bồ Tát hạnh mà Ngài Garchen đã dạy trong chuyến đi Việt Nam vừa qua. Ngoài ra đức Đạt-lai Lạt-ma còn nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của thảo luận (discussion) và tranh luận (debate) trong việc học Pháp. Đây cũng là những gì mà ngài Sonam Rinpoche nhấn mạnh như là chủ đề chính trong những buổi Pháp đàm và Pháp thoại của Ngài với các đạo hữu Việt Nam trong năm 2010.
Lời Thầy là Pháp bảo muôn vàn trân quý. Mỗi chữ, mỗi lời là một viên ngọc lấp lánh ánh sáng diệu kỳ. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến các huynh đệ tỷ muội món quà khiêm tốn này với mong ước các bạn sẽ đón nhận với tất cả tấm lòng; sẽ trân trọng ghi khắc trong tâm từng chữ, từng lời từ kim khẩu của các bậc Đạo sư tôn quý.
Bài giảng của Thầy tuy không lớn nhưng là kết tinh rất nhiều công sức, tình yêu và tâm huyết của những ai đã gắn bó với công việc này trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, do trình độ tu học còn hạn chế, việc ghi chép, dịch, hiệu đính, biên tập không tránh khỏi có nhiều sơ sót. Kính mong bạn đọc gần xa hoan hỷ lượng thứ và tận tình đóng góp ý kiến.
Nguyện cầu Bài giảng của Thầy sẽ trở thành người bạn đồng hành của quý đạo hữu trên con đường tu tập.
Nguyện cầu ánh sáng diệu kỳ từ những lời vàng của các bậc Đạo sư kính yêu luôn tràn ngập tâm hồn của mỗi chúng ta.
Những người thực hiện
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018
Voi ca tam long
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hien huu nhu that da va dang
Vào ngày 27 tháng 6, 1986, Thiền sư phụ tá Vipassana, ông Graham Gambie qua đời sau khi mang bệnh một thời gian ngắn. Graham là một trong ...
-
Vào ngày 27 tháng 6, 1986, Thiền sư phụ tá Vipassana, ông Graham Gambie qua đời sau khi mang bệnh một thời gian ngắn. Graham là một trong ...
-
Nhờ có sự hộ niệm cho cuộc diện kiến mặt-đối-mặt như thế, cho dù thần thức có yếu đuối thế nào đi nữa, chắc chắn không còn nghi ngờ gì là c...
-
Chính vì muốn dẫn dắt khéo léo các đệ tử mà ta khai thị nhiều pháp môn khác nhau. Laṅkāvatārasūtra Kinh Lăng già Maria Montenegro...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét