Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

PHÁT HIỆN NƠI ĐẢN SINH CỦA ĐỨC PHẬT SỚM HƠN CHÚNG TA TƯỞNG

Discovery: Buddha's Birth Earlier Than Thought by National Geographic
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về một ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, có niên đại khoảng năm 550 trước Công nguyên.Tọa lạc tại trung tâm hành hương Lâm Tì Ni của Nepal, địa điểm huyền thoại nơi Đức Phật đản sinh, phát hiện chỉ ra rằng Ngài đã từng sống hơn một thế kỷ trước đó so với thời gian được chấp nhận bởi nhiều học giả trước đây.
“Điều mà chúng tôi có được là một ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trên thế giới” nhà khảo cổ học Robin Coningham của trường Đại học Durham Vương quốc Anh, tác giả chính của nghiên cứu phát hiện, tiết lộ trên tạp chí Antiquity cách nay vài ngày.
Trong nghiên cứu, nhóm khảo cổ quốc tế báo cáo đã đào cấu trúc bằng gạch dưới ngôi chùa hiện tại, được đến thăm hàng năm bởi hàng trăm ngàn người hành hương.
Các cuộc khai quật cho thấy những cấu trúc bằng gỗ cũ hơn nằm bên dưới các bức tường của ngôi chùa bằng gạch sau này. Cách bố trí của ngôi chùa này trùng lặp với cách bố trí của các cấu trúc bằng gỗ trước đó, cho thấy một sự thờ phượng liên tục tại địa điểm này, Coningham nói.
"Đã có các cuộc tranh luận lớn về thời gian tại thế của Đức Phật và bây giờ chúng tôi có một cấu trúc chùa từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên", Coningham nói. Nhóm nghiên cứu sử dụng hai loại khoa học xác định niên đại để tìm ra tuổi của ngôi chùa ban đầu.
Các học giả bên ngoài hoan nghênh sự phát hiện nhưng cảnh báo sự quá vội vàng chấp nhận đây là ngôi chùa Phật giáo lâu đời nhất từng được phát hiện mà không cần phân tích thêm.
"Các nhà khảo cổ thường thích tuyên bố rằng họ đã tìm một cái gì đó thấy sớm nhất hoặc lâu đời nhất", nhà khảo cổ học trẻ tuổi Ruth của Đại học Leicester Vương quốc Anh trong một email nói.
Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ National Geographic
Dưới đây là chùm ảnh của National Geographic
Bản đồ vị trí khai quật cổ sử - Lumbini (Vườn Lâm Tỳ Ni - lãnh thổ Nepal)
Đền thờ Hoàng hậu Maya (Mahadevi temple), nơi đang khai quật cổ sử bên trong

Một vị sư đang hướng về đền thờ Hoàng hậu Maya (Mahadevi temple) cầu nguyện


Các vị sư đang cầu nguyện khi đoàn khảo cổ Anh đang khai quật cổ sử phía bên dưới









PHÁT HIỆN DẤU TÍCH PHẬT TỔ 
SỐNG Ở THẾ KỶ THỨ 6 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN


Ngày 25/11, các nhà khảo cổ học đã công bố việc phát hiện một cấu trúc bằng gỗ chưa từng được biết đến tại nơi sinh của Phật tổ, cho thấy ngài có thể đã sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, sớm 2 thế kỷ so với những ghi nhận trước đây.
Khu đền thiêng Maya Devi tại Lumbini
Theo hãng tin AFP, những dấu vết về một cấu trúc dường như là một đền thờ bằng gỗ cổ đã được tìm thấy bên dưới một ngôi đền bằng gạch, nằm trong khu đền thiêng Maya Devi của đạo Phật tại Lumbini, phía Nam Nepal, gần biên giới với Ấn Độ.
Về thiết kế, cấu trúc gỗ này có sự tương đồng với ngôi đền Asokan được dựng phía trên nó. Nhưng đáng chú ý nhất đó là nó có một khu vực không gian mở, không được bảo vệ trước các tác động môi trường, và có vẻ như một cái cây từng mọc lên từ đây - có khả năng là cây nơi đức Phật tổ ra đời.
“Việc này giúp làm sáng tỏ rất nhiều tranh luận kéo dài” về thời điểm đức Phật ra đời, và thời điểm đức tin phát triển từ sự thuyết giảng của ngài bén rễ, nhà khảo cổ học Robin Coningham nhận định.
Cho đến nay, hầu hết mọi giả thuyết đều chấp nhận rằng đức Phật được sinh ra bên dưới một cây gỗ cứng tại Lumbini trong khi mẹ của ngài - công chúa Maya Devi - vợ của một tộc trưởng, đang trên đường tới vương quốc của cha mình để chuẩn bị sinh con.
Nhưng phần nhiều những gì được biết đến về cuộc đời của đức Phật đều có nguồn gốc từ những giai thoại truyền miệng, thiếu những bằng chứng khoa học để chứng minh.
Nhiều học giả đồng thuận rằng đức Phật - người đã từ bỏ sự giàu sang vật chất để đi tìm kiếm và thuyết giảng về sự khai sáng - đã sống và truyền đạo ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, và qua đời ở tuổi 80.
“Điều mà công trình của chúng tôi đã chỉ ra đó là chúng ta biết ngôi đền này (tại nơi đức Phật ra đời) được hình thành ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên”, ủng hộ cho giả thuyết rằng đức Phật có thể đã sống và truyền đạo từ thời gian đó, Coningham nói.
Các kỹ thuật cac-bon phóng xạ và phát quang kích thích đã được sử dụng để xác định niên đại của các mảnh than củi và các hạt cát được tìm thấy tại hiện trường.
Trong khi đó các nghiên cứu địa khảo cổ đã xác nhận sự tồn tại của các rễ cây trong khu vực không gian mở ở trung tâm của ngôi đền.
Coningham đã đồng chủ trì một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế nghiên cứu tại Lumbini và hoạt động này được tài trợ một phần bởi Hội địa lý quốc gia Mỹ, có trụ sở tại Washington.
Lumbini - khu vực vốn bị rừng che phủ trước khi được tái phát hiện năm 1896 - ngày nay là một di sản của UNESCO và đón hàng trăm triệu tín đồ mỗi năm. Trên toàn thế giới, đạo Phật có khoảng 500 triệu tín đồ.
Thanh Tùng  
Theo AFP

phatdansinh_2013

PHÁT HIỆN DẤU TÍCH NƠI ĐỨC PHẬT RA ĐỜI 

Cập nhật: 07:42 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013 
BBC NEWS
Các nhà khảo cổ đã khai quật ở trung tâm ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya (ảnh BBC)
Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trước đến nay.
Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal.
Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.

‘Chấm dứt tranh cãi’

Phát hiện này có thể giúp chấm dứt các tranh cãi về nơi đản sinh của Đức Phật, các nhà khảo cổ cho biết trong tạp chí Antiquity.
Hàng năm hàng ngàn Phật tử hành hương về Lâm Tỳ Ni vốn lâu nay vẫn được xem là nơi Thái tử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Phật Thích Ca, chào đời.
Mặc dù có rất nhiều kinh văn để lại kể về cuộc đời cũng như ghi lại những bài thuyết pháp của Ngài, mọi người vẫn không biết chắc nơi Ngài đã từng sống.
"Câu chuyện rằng Lâm Tỳ Ni đã trở thành thánh tích dưới thời của Hoàng đế Ashoka cần được chỉnh lại bởi vì chúng ta đã biết rõ rằng trước đó nơi này đã được trùng tu trong suốt hàng trăm năm."
Nhà khảo cổ Robin Coningham ở Đại học Durham
Năm sinh của Ngài được cho là đến tận năm 623 trước Công nguyên, nhưng nhiều học giả tin rằng năm chào đời của Ngài hợp lý nhất là trong khoảng 390 cho đến 340 trước Công nguyên.
Cho đến nay, bằng chứng sớm nhất về các công trình Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, tức thời kỳ trị vì của Hoàng đế Ashoka mà các Phật tử Việt Nam gọi là Vua A Dục.
Để tìm hiểu về điều này, các nhà khảo cổ đã bắt đầu khai quật ở trung tâm Đền Maya Devi trong khi chư tăng ni và các Phật tử đang hành thiền xung quanh.
Họ tìm thấy một công trình bằng gỗ rỗng ở chính giữa và không có mái. Các ngôi đền bằng gạch được xây dựng sau này cũng đều được xây bao quanh không gian trung tâm này.

Dấu vết rễ cây

“Giờ đây, lần đầu tiên chúng ta đã có được một chuỗi kiến trúc ở Lâm Tỳ Ni cho thấy có một công trình ở đây vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên,” nhà khảo cổ Robin Coningham ở Đại học Durham, người đồng chỉ đạo nhóm khảo cổ quốc tế do Hội Địa lý Quốc gia hỗ trợ, cho biết.
Lâm Tỳ Ni được xem là một trong những thánh tích thiêng liêng nhất của Phật giáo
“Đây là thánh tích Phật giáo cổ xưa nhất trên thế giới,” ông nói.
“Nó soi rọi cuộc tranh luận kéo dài rất lâu vốn đưa đến những khác biệt trong các pháp môn Phật giáo,” ông nói thêm.
“Câu chuyện rằng Lâm Tỳ Ni đã trở thành thánh tích dưới thời của Hoàng đế Ashoka cần được chỉnh lại bởi vì chúng ta đã biết rõ rằng trước đó nơi này đã được trùng tu trong suốt hàng trăm năm.”
Cuộc khảo cổ cũng phát hiện dấu vết của rễ cây từ xa xưa nằm ở vị trí khoảng trống trung tâm trong ngôi nhà gỗ – điều này cho thấy đây là công trình tôn thờ chiếc cây này.
Các điển tích Phật giáo ghi lại rằng Hoàng hậu Maya Devi đã hạ sinh Đức Phật khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu trong Vườn Lâm Tỳ Ni.
Phát hiện này sẽ góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn ở Lâm Tỳ Ni vốn lâu nay không được lưu tâm mặc dù đã được Unesco công nhận là Di sản Thế giới.
“Những phát hiện này rất quan trọng để giúp hiểu thêm về nơi đản sinh của Đức Phật,” Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Hàng không dân dụng Nepal Ram Kumar Shrestha nói.
“Chính phủ Nepal sẽ tập trung mọi nỗ lực để bảo tồn thánh tích quan trọng này.”
(BBC News)

NGUYÊN VĂN BẢN TIN

Discovery suggests Buddha lived in 6th century BC
AFP
By Robert MacPherson


Washington (AFP) - The discovery of an previously unknown wooden structure at the Buddha's birthplace suggests the sage might have lived in the 6th century BC, two centuries earlier than thought, archeologists said.
Traces of what appears to have been an ancient timber shrine was found under a brick temple that is itself within Buddhism's sacred Maya Devi Temple at Lumbini, in southern Nepal near the Indian border.
In design it resembles the Asokan temple erected on top of it. Significantly, however, it features an open area, unprotected from the elements, from which it seems a tree once grew -- possibly the tree where the Buddha was born.
"This sheds light on a very very long debate" over when the Buddha was born and, in turn, when the faith that grew out of his teachings took root, said archeologist Robin Coningham in a conference call.
It's widely accepted that the Buddha was born beneath a hardwood sal tree at Lumbini as his mother Queen Maya Devi, the wife of a clan chief, was traveling to her father's kingdom to give birth.
But much of what is known about his life and time has its origins in oral tradition -- with little scientific evidence to sort out fact from myth.
Many scholars contend that the Buddha -- who renounced material wealth to embrace and preach a life of enlightenment -- lived and taught in the 4th century BC, dying at around the age of 80.
"What our work has demonstrated is that we have this shrine (at Buddha's birthplace) established in the 6th century BC" that supports the hypothesis that the Buddha might have lived and taught in that earlier era, Coningham said.
Radiocarbon and optically stimulated luminescence techniques were used to date fragments of charcoal and grains of sand found at the site.
Geoarcheological research meanwhile confirmed the existence of tree roots within the temple's central open area.
Coningham co-directed an international team of archeologists at Lumbini that was funded in part by the Washington-based National Geographic Society, which plans to telecast a documentary, "Buried Secrets of the Buddha," worldwide in February.

A view of Maya Devi temple (Mayadevi giving birth to Lord Buddha) at Lumbin some 250kms (155 miles)  …
The team's peer-reviewed findings appear in the December issue of the journal Antiquity, ahead of the 17th congress of the International Association of Buddhist Studies in Vienna in August next year.
Lumbini -- overgrown by jungle before its rediscovery in 1896 -- is today a UNESCO world heritage site, visited by millions of pilgrims every year. Worldwide, Buddhism counts 500 million followers.
In a statement, UNESCO director general Irina Bokova called for "more archeological research, intensified conservation work and strengthened site management" at Lumbini as it attracts growing numbers of visitors.
UNESCO and the Nepalese government had invited Coningham, Britain's leading South Asian archeologist, to join Nepal's former director general Kosh Prasad Acharya to steer the Lumbini effort.
Since it's a working temple, the archeologists found themselves digging in the midst of meditating monks, nuns and pilgrims.
It's not unusual in history for adherents of one faith to have built a place of worship atop the ruins of a venue connected with another religion.
But what makes Lumbini special, Coningham said, is how the design of the wooden shrine resembles that of the multiple structures built over it over time.
Equally significant is what the archeologists did not find: signs of any dramatic change in which the site has been used over the ages.
"This is one of those rare occasions when belief, tradition, archeology and science actually come together," he said.
(AFP Photo)

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Hãy thận trọng bảo vệ người thân của mình

Những sự việc khủng khiếp xảy ra gần đây trong ngành y đã làm cho nhiều người phải bàng hoàng kinh hãi. Chưa bao giờ người ta có thể tưởng tượng được rằng những hành vi xem thường tính mạng con người lại có thể xảy ra nơi chính những người được xem như mang sứ mệnh cao cả là bảo vệ sự sống. Phương châm “lương y như từ mẫu” giờ đây đã trở nên gần như mang ý nghĩa mỉa mai hơn là sự ca ngợi, tôn kính.

Thế nhưng, ít ai biết được rằng sự suy thoái hiện nay của một số người mặc áo choàng trắng – hẳn nhiên không phải là tất cả - không chỉ thể hiện ở sự lạnh lùng để vuột đi bao cơ hội cứu sống mạng người, mà đáng sợ hơn nữa là đã có những thầy thuốc dám làm cả việc kinh doanh lợi nhuận bằng chính sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Đối với họ, dường như chỉ đồng tiền họ kiếm được là có giá trị, còn mọi thứ khác, kể cả những di hại về sau cho hàng ngàn bệnh nhân đều là không đáng kể!

Một số bạn đọc có thể không tin điều này, nhưng hãy khoan phản bác, vì có những thông tin hết sức cụ thể khiến chúng ta dù không muốn tin sự thật đau lòng này cũng không thể được.

Hãy nêu một trường hợp cụ thể ở đây, đó là Phòng khám chuyên khoa nhi của Giáo sư Bác sĩ Tạ Thị Ánh Hoa – số 223 đường Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP HCM. Tuy nói là chuyên khoa nhi, vì bà Giáo sư Tiến sĩ này vốn trước là Chủ nhiệm Bộ môn Nhi của Đại học Y dược TP HCM từ năm 1978 đến năm 1998, nhưng phòng khám này tiếp nhận 100% bệnh nhân đa khoa, đủ loại, đủ mọi lứa tuổi.

Điều đặc biệt ở đây là hầu như tất cả bệnh nhân đến khám đều chỉ được kê toa phần lớn với một loại thuốc duy nhất là Predsolut – dạng viên nén nhỏ, rất dễ uống và thường mỗi ngày cũng không phải uống nhiều lắm, chỉ từ 3 đến 5 viên, nhưng thường một toa bác sĩ cho sẽ uống liên tục trong từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng, và tái khám sẽ được uống tiếp khoảng 1, 2 toa như vậy nữa.

Rất nhiều bệnh nhân cho biết là kết quả điều trị rất thần hiệu. Hầu hết đều ăn ngủ được, tăng cân nhanh, các chứng đau nhức nếu có trước đó đều giảm cấp kỳ, và vì thế họ hồ hởi ca ngợi là đã gặp được bác sĩ rất giỏi, không dùng nhiều thuốc mà vẫn trị được bệnh thật nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó, họ vui vẻ giới thiệu cùng nhiều người quen của mình, và tiếng lành đồn xa, người ta lũ lượt tìm đến nhờ bác sĩ chữa trị. Có những bệnh nhân ở tận vùng cao như Kon Tum, Daklak hay vùng xa như Kiên Giang, Đồng Tháp thậm chí còn rủ nhau bao xe đến khám đồng loạt.

Nhưng nếu như vị Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ với kinh nghiệm nhiều năm của mình đã thực sự nghiên cứu sử dụng được một loại thuốc trị “bách bệnh” như thế thì quả thật phước cho bá tánh biết bao! Vấn đề cần đặt ra ở đây là: Loại thuốc gì mà có tác dụng chữa trị thần hiệu như thế?

Thật ra, Predsolut chính là một tên thuốc khác thuộc nhóm corticoid cũng như Prednisolon và nhiều loại thuốc kháng viêm khác. Thuốc này được xếp vào loại thuốc độc bảng B và được khuyến cáo phải hết sức thận trọng chỉ dùng theo toa bác sĩ. Đây là loại thuốc chỉ dùng với mục đích điều trị trong trường hợp không thể tránh được, và phải sử dụng với liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất, bởi các tác dụng phụ của nó vô cùng đáng sợ, bao gồm việc sưng phù, loãng xương, mục xương, loét bao tử, teo cơ, yếu cơ... và hàng loạt biến chứng khác như tăng huyết áp, choáng váng, chóng mặt...

Vậy tại sao một thầy thuốc có học vị cao (Giáo sư Tiến sĩ) như bà Hoa lại sử dụng một cách không hạn chế loại thuốc độc hại này với hầu như tất cả bệnh nhân? Đơn giản chỉ vì tâm lý người bệnh chỉ muốn hết bệnh, khi uống thuốc này gần như tất cả đều có phản ứng tích cực tức thì như giảm đau, ăn ngon, tăng cân... Và như vậy, họ yên tâm là mình đã gặp thầy gặp thuốc mà không hề biết rằng mình đang uống vào một loại thuốc có thể di hại lâu dài cho sức khỏe cơ thể. Như vậy, bà Hoa không cần phải chẩn đoán lôi thôi, không cần phải chuẩn bị nhiều loại thuốc cho nhiều loại bệnh (vì bà trực tiếp bán thuốc luôn, không cho toa bệnh nhân đi mua) mà phòng khám vẫn đảm bảo đông khách. Tác hại của thuốc là chuyện dài lâu, người bệnh không biết thì xem như không có, trong khi nhu cầu có bệnh nhân đến khám và bán được thuốc thì lúc nào bà cũng đạt được dễ dàng.

Hàng chục năm qua bà Hoa đã sống bằng thứ “công việc” gây hại cho hàng ngàn bệnh nhân như thế! Thật đáng sợ! Chúng tôi chia sẻ thông tin này để mong rằng có thể cảnh giác được mọi người thoát khỏi sự gây hại của người thầy thuốc thiếu lương tâm này.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân bị bà gây hại đều mù quáng không nhận biết. Một số người sau đó cũng biết được và có lên tiếng cảnh báo những người khác. Anh Trần Quang Phước chia sẻ trên trang danhbabacsi.com như sau:

Trần Quang Phước (2013-08-14 06:41:31)
Em tôi ở Dak Lak được một người quen giới thiệu xuống tp hcminh khám bệnh cho con ở phòng mạch bs Tạ Thị Ánh Hoa ở địa chỉ P6 quận 3 Điên Biên Phủ, khám xong bs Hoa kê cho hai loại thuốc Calci D và predsolut,thuốc nay ngay uong 3 vien buoi sang nhan voi 1 thang ( tổng 90v/ tháng)khi ve den cho toi o toi ra quay duoc hoi xem va tu van môt so bs chuyen khoa nhu moi nguoi bao day là thuoc prednisolon (predsolut), lúc này toi cung nhu em gai hoảng hốt , tai sao một gs , bs đạo đức nghe nghiep để ở đâu, vi loại thuoc này bản chât uong vao lên can nhung thuc chat len can gia tao, du nuoc, du muoi, nêu uong nhieu tac dung phu cua no rat nguy hiem ( cac ban tim hiem them loai thuoc này) Toi thiêt nghi so yte tphc nen vao cuoc xem xet phong mach bs Hoa.

Một bạn khác, có lẽ ở Bạc Liêu, cho biết:

mybaclieu (2013-03-15 09:54:33)
bà hoa ơi bà thật là độc ác, toi khuyên bà nên chấm dứt hành động dã man đó, nếu không mai mốt bà chết sẽ không được nhăm mắt đâu con cháu bà sẽ gánh chịu hậu quả do bà gây ra , bà tưởng người bệnh nào cũng ngu hay bị mù internet hay sao mà bà gạt người ta, tui thấy con tui hơi gầy nên tui đưa đến chỗ bà khám mong bà lấy thuốc cho bé ăn được nhưng bà làm ra vẻ ta đay là hạy không cho người tui hỏi gì hết toàn là bà hỏi bệnh tự phán đoán là bệnh máy nóng giống mẹ hoặc cha, rồi bà nói gặp bà là may bà sẽ đưa thuốc cho uống nó giải nhiệt ra hết thì bé sẽ ăn được ngủ được và chắc chắn sẽ lên cân, nhưng thật tàn ác thay đứa nào suy dinh dưỡng bà cũng đều cho uống viên màu cam hết, thật khốn nạn thay khi tôi về nhà lên mạng tìm hiểu mới biết thuốc đó là loại thuốc kháng viêm (predsolut) thuốc này chỉ dành trị bệnh viêm khớp dạng thấp dùng trong trường hợp khẩn cấp không có cách nào lựa chọn nên phải sử dụng đỡ để điều trị bởi vì tác dụng phụ thật đáng sợ là thuốc này ai uống chắc chắn cũng sẽ mập do bà đánh dược tâm lý của nhiều bà mẹ thấy con mình uống thuốc mập lên là mừng rùi chớ các bà mẹ đâu có hiểu rằng thuốc này giữ nước nà na tri nên mới mập , chỉ là mập nước mà thôi, uống đi sẽ bị mục xương liền đó nếu dùng nhiều trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng nặng, gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ thần kinh , tôi mong các bà mẹ và ông bố hãy sáng suốt nên đưa con mình đến những trung tâm khám dinh dưỡng của nhà nước để khám không nên tin vào những lời phù pháp của bà hoa này trước khi cho con mình dùng thuốc nên lên mạng kiểm tra kỹ hãy cho dùng nếu không sẽ gặp trường hợp đáng tiếc như tui.

Một chị tên Trần Thị Thảo cũng đã đưa con đến khám với bà Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ này và kể lại như sau:

tran thi thao (2013-11-08 03:45:55)
Moi roi toi cung cho con toi kham si hoa bam chuong hai lan la co mot ng mo cua ra hoi kham benh ha ? Roi keu vo trong ngoi cho, mot luc kha lau ba moi ra tui co noi beh cua con toi ma ba khog cho toi noi, ba noi dug cat loi ba de noi roi ba noi con toi mat ngu ,mat tham den rui ba cho thuoc uog la het ngay ba cho mot loai thuoc mau xanh va mot loai thuoc mau hong . Ve toi nha toi thay ban khoan nen di hoi thi dc biet day la loai thuoc khang viem rat hai cho xuong va he tieu hoa. Toi nghi moi nguoi nen can than voi nguoi bac si ghe ron nay.

Chiêu thức chung của bà Hoa là đối với bệnh nhân nào bà cũng “giải thích” rằng nguyên nhân bệnh là do “máu nóng”, “máu phong”, có thể do di truyền từ cha mẹ v.v... và bà sẽ cho thuốc “lọc máu” sẽ hết bệnh ngay.

Quả thật, người bệnh chỉ cần uống thuốc qua vài ngày đã thấy ngay sự “thần hiệu”, càng tin lời bà nói. Họ đâu biết rằng sức khỏe cũng như sinh mạng của họ đang bắt đầu bị tổn hại nghiêm trọng bởi loại thuốc độc bảng B này.

Theo lời một bác sĩ chân chính mà tôi có dịp quen biết, thì việc lạm dụng nhóm thuốc corticoid này hiện nay không phải ít. Hầu hết các loại thuốc nước Trung quốc mà người ta đồn nhau là uống vào ăn ngon ngủ ngon, tăng cân nhanh chóng, đều chính là corticoid. Người bệnh nếu vô phước sử dụng kéo dài thì hệ quả chắc chắn sẽ là sưng phù cả người, cổ bạnh như cổ trâu, loét dạ dày, loãng xương, mục xương, cao huyết áp, lao trở nặng... tai hại không thể nói hết.

Vì thế, chúng tôi phổ biến rộng thông tin này để cảnh giác tất cả mọi người, đừng vội tin vào các loại “thuốc thần” có nguồn gốc không rõ ràng, mà cũng đừng vội tin vào những người có vỏ ngoài “trí thức”, “lương y”, “học vị cao”... Những thứ đó họ chỉ may mắn bằng cách nào đó mà nhặt được thôi, chứ bản chất của họ đến chút lương tâm cuối cùng cũng đã đánh mất, nên chỉ cần một món lợi nhỏ cũng dám đánh đổi bằng một việc làm độc ác gây hại cho người khác. Đáng sợ thay!

Hãy share bài này lên Facebook hoặc blog của bạn, hoặc gửi link qua email đến cho tất cả người quen, bạn bè... Đó là bạn đã tích cực làm một việc thiện, vì sẽ cứu được rất nhiều người thoát khỏi sự gây hại của những kẻ vô đạo đức.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Thay lời kết

Mỗi năm lại một lần xuân về, nhưng sao lúc nào cũng thấy là xuân mới! Cái mới mẻ của xuân khiến cho cứ gần đến Tết là mỗi người chúng ta đều thấy nôn nao, náo nức... như đang chờ đợi một điều gì chưa từng xảy ra. Cho dù chúng ta đã trải qua vài ba mươi lần xuân, cho đến sáu, bảy mươi lần đi nữa thì vẫn không xóa được cái cảm giác mới mẻ mỗi độ xuân về.

Vì sao mùa xuân vẫn luôn mới mẻ cho dù đã lặp lại quá nhiều lần? Đó là vì mỗi dịp xuân về ta đều khởi sinh những niềm hy vọng mới, những mong ước về một năm mới tốt đẹp hơn, vượt qua những gì khó khăn bất lợi trong năm cũ và đạt đến những thành tựu khả quan mới. Liệu những hy vọng đó có đạt được hay không, hẳn còn phải đợi thời gian trả lời, nhưng điều chắc chắn là chúng đã giúp ta có thêm nguồn sinh lực mới, niềm hứng khởi mới để có thể tiếp tục bước đi trên con đường đời phía trước.

Sự thay đổi của đất trời theo chu kỳ chuyển vận chung đã mang đến những thay đổi quanh ta, từ bầu trời, mặt đất cho đến thời tiết, cỏ cây hoa lá... Tất cả những điều đó đều là những yếu tố khách quan góp phần khoác lên cho mùa xuân một bộ áo mới mẻ, tươi trẻ và tràn đầy sức sống. 

Những cái mới ấy luôn có công năng khơi dậy trong ta niềm hứng khởi, mang đến cho ta những hy vọng mới. Nhưng bản thân ta có thực sự đổi mới vươn lên hoàn thiện được hay không thì điều đó lại còn tùy thuộc vào những nhận thức của ta có được đúng thật hay không, cũng như ta có duy trì được sự nỗ lực kiên trì của chính bản thân mình hay không. 

Nói cách khác, mùa xuân bao giờ cũng mang về những tia nắng xuân ấm áp cho vạn vật, nhưng trong lòng ta có được ngập tràn nắng xuân tươi sáng hay không thì điều đó còn tùy thuộc vào những nhận thức đúng đắn cũng như nỗ lực của chính ta. Nhận thức đúng là khởi đầu cho mọi hành vi và lời nói tốt đẹp, từ đó mang đến cho ta một đời sống hạnh phúc, an lành. Nhận thức sai lầm là nguyên nhân dẫn đến những hành vi và lời nói sai trái, xấu ác, gây hại cho bản thân và người khác, từ đó xô đẩy ta vào một cuộc sống khổ đau và tăm tối. Vì thế, khổ đau hay hạnh phúc đều do chính bản thân ta chọn lựa, trước hết là bằng sự điều chỉnh những nhận thức của mình cho đúng thật, và sau đó là nỗ lực thực hiện những điều tốt đẹp cho bản thân ta cũng như cho mọi người quanh ta.

Trong khi bàn luận đôi điều về xuân, chúng ta cũng đã điểm qua một vài vấn đề về nhận thức. Những gì được trình bày ở đây không phải là quan điểm riêng của người viết, mà đã được thận trọng viết ra dựa trên những lời dạy sáng suốt của đức Phật được ghi chép trong kinh điển. Với những ai đã sống và hành trì theo lời Phật dạy thì việc tin hiểu những lời dạy này có thể nói là một điều tất nhiên, cũng như người nếm nước biển và biết ngay trong đó có vị mặn. Nhưng đối với những ai lần đầu tiếp xúc với đạo Phật hoặc vẫn chưa tự mình chứng nghiệm giá trị của những lời Phật dạy, thì sự suy xét và nhận hiểu tất nhiên còn phải cần đến một thời gian nhất định. Và đây cũng chính là nỗi băn khoăn của người viết, vì trong sự diễn đạt chủ quan theo trình độ và khả năng hạn hẹp của riêng mình, e rằng đã không tránh khỏi ít nhiều sai sót và không truyền đạt được những lời dạy sáng suốt của đức Phật theo một cách hoàn hảo nhất. Vì vậy, người viết rất mong quý độc giả sẽ được ý quên lời, chỉ nhận lấy nơi đây những giá trị chân thật, tích cực và xây dựng mà hoan hỷ bỏ qua cho những chỗ kém cỏi, bất toàn vốn là lỗi lầm của bản thân người viết.

Cuối cùng, với tâm nguyện mang lại chút niềm vui chân thật cho mọi người, mọi gia đình, người viết chỉ mong muốn chia sẻ nơi đây những gì mà tự thân mình đã thấy, nghe, nhận biết, hy vọng có thể giúp cho những ai đang phân vân giữa đường đời sẽ không phải bước lầm vào những nẻo đường sai lệch. Và như vậy, tập sách này được viết ra như một món quà xuân gửi đến cùng người đọc, cho dù nó có thực sự mang đến chút lợi ích nào đó hay không thì đây cũng là chút chân tình chia sẻ của người viết, mong rằng sẽ có thêm những tia nắng xuân tươi sáng chiếu rọi vào lòng người, xua tan đi những tối tăm mê mờ của khổ đau và tà kiến.

http://rongmotamhon.net/mainpage/doc-sach-Goi-nang-xuan-ve-110-2629-online-2.html

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Hôm qua, tôi đến dự đám giỗ ở nhà người anh họ với một niềm vui đặc biệt, vừa dự đám giỗ ông ngoại vừa ăn mừng đứa con trai duy nhất của anh ấy thoát khỏi tai nạn.
 Khi đến nhà, thân tộc đã có mặt đầy đủ, mọi người nói chuyện rôm rả, toàn những chuyện về tai nạn giao thông.
Vừa ngồi xuống ghế, đứa cháu trai bị tai nạn đến chào tôi. Nhìn cái đầu tóc mới mọc như lính quân trường, tôi hỏi thăm tình hình sức khỏe, cháu bảo đã ổn định, chỉ phải uống thuốc duy trì cho tan máu tụ trong sọ và thuốc chống co giật. Tôi hỏi trêu cháu: Chừng nào nhậu trở lại? Cháu tôi gãi đầu cười: Dạ, hổng dám nhậu nữa, bác sĩ bắt cữ rượu. Tôi thầm nghĩ: May mà không khui hộp sọ, chứ khui ra kể như đời tàn, chục người mở hộp sọ hết bảy người như phế nhân.

thousand-armed-avalokitesvaragreat-compassion-mantra-1-1280.jpg
Thần chú Đại bi - Bản chữ Hán

Đang suy nghĩ thì vợ của cháu cũng tới chào, nhìn cô cháu dâu vui vẻ mà tôi mừng giùm, suýt nữa thì đã mất chồng hoặc ôm cục nợ suốt cả đời. Sau lễ cúng với thức ăn toàn bằng đồ chay, ăn uống xong mọi người lần lượt ra về. Tôi nán lại nói chuyện với cô cháu dâu, ngồi nghe cháu kể chuyện về tai nạn của chồng và sự may mắn trong đường tơ kẽ tóc mà giật mình và khiến tôi càng tin tưởng vào oai lực cứu khổ, cứu nạn của Bồ-tát Quán Thế Âm.
Cháu kể, sau khi ăn tiệc mừng sinh nhật của con ở nhà, chồng cháu chở một người công nhân về trại thu mua chỉ xơ dừa cách khoảng mười lăm cây số, lúc đi thì trong người cũng có chút hơi men nhưng không đến nỗi say. Khi đến nơi, những người công nhân ở đó sau giờ làm việc ngồi nhậu lai rai, họ nói riết chồng cháu nổi hứng uống liên tục mấy ly, sau đó dù đã say, vẫn cứ cương quyết lên xe ra về, không chịu ở lại dù anh em cố khuyên can. Khi tới dốc cầu xã nhà, do say rượu lạc tay lái, tự đâm xe vào lan-can cầu, té xuống rồi không biết gì nữa. Chồng cháu được sơ cứu ở địa phương rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh, bệnh viện tỉnh khám, chẩn đoán chấn thương sọ não đã chuyển thẳng lên bệnh viện chuyên khoa ở TP.HCM.
Tại đây, dù chồng cháu đã tỉnh lại nhưng các bác sĩ hội chẩn quyết định mổ mở hộp sọ để lấy máu tụ và cầm máu đang tiếp tục chảy trong sọ. Lúc đó cháu rất bối rối vì chỉ có một thân một mình nuôi chồng, cha mẹ chồng thì đã già không theo phụ được, tuy cháu có một người em sống ở thành phố nhưng hiện đang đi công tác lâu ngày ở nước ngoài nên có cũng như không.
Không người bàn bạc góp ý, cháu bắt buộc phải ký giấy cam kết đồng ý phẫu thuật. Chồng cháu được đưa đi làm vệ sinh, cạo đầu để chuẩn bị vào phòng mổ. Lúc đang chờ tới phiên mổ, chồng cháu hết sức lo lắng vì hiểu rằng mở hộp sọ là một phẫu thuật nặng nề, dễ để lại di chứng nên bảo cháu hỏi bác sĩ đừng mổ được không. Mặc dù đã ký giấy cam kết đồng ý phẫu thuật vẫn cố gắng gặp bác sĩ trưởng khoa xin xem lại trường hợp của chồng cháu vì thấy chồng vẫn sáng suốt, không quên điều gì cả. Dù rất bận, vị bác sĩ đó vẫn giải thích cho cháu biết trên kết quả chụp cộng hưởng từ, máu đang tiếp tục chảy trong hộp sọ, nếu không mổ lấy khối máu tụ và cầm máu thì sẽ bị chèn ép não gây nguy hiểm đến tánh mạng.
Cháu nghe giải thích xong đành chấp nhận, không có ý kiến gì thêm. Cháu về báo cho chồng biết, động viên và khuyên chồng cùng với mình niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, cầu Ngài phù hộ lúc phẫu thuật.
Chồng cháu dù đau đớn, lo lắng nhiều nhưng vẫn cùng cháu niệm danh hiệu Ngài, vì ở nhà thờ Bồ-tát Quán Thế Âm, cả hai đều rất tin tưởng vào Bồ-tát, khi đến rằm lớn hai vợ chồng đều đi chùa lễ Phật, cúng dường. Cháu thường bảo với chồng Bồ-tát Quán Thế Âm là mẹ thứ hai của mình, Ngài đã dìu dắt cháu từ nhỏ, từ ngày người mẹ sinh thành qua đời.
Lúc cả hai đang niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, cầu mong Ngài từ bi cứu khổ cứu nạn thì đột nhiên đứa em trai của cháu đang ở nước ngoài điện về. Đứa em bảo: Em đang ngủ bỗng nằm mơ thấy anh chị quỳ trước Bồ-tát Quán Thế Âm cầu nguyện, lại thấy nét mặt Bồ-tát lộ vẻ xót thương, còn anh chị thì sợ hãi khóc lóc nên điện về hỏi thăm coi có chuyện gì không. Cháu liền báo cho em mình biết tình trạng của chồng, em cháu nghe xong liền hỏi tên bệnh viện chồng cháu đang nằm rồi cúp máy, nói sẽ điện lại sau.
Tới giờ, y tá đến đẩy xe đưa chồng cháu vào phòng mổ, đột nhiên có một vị bác sĩ là phó giám đốc bệnh viện đến đề nghị xem lại trường hợp của chồng cháu. Ông ấy coi hết các kết quả cận lâm sàng, sau đó đề nghị cho kiểm tra lại, kết quả thật bất ngờ, máu đã ngừng chảy. Căn cứ vào đó, cộng với sự tỉnh táo của chồng cháu, ông ấy quyết định không cho tiến hành phẫu thuật nữa mà chuyển qua điều trị nội khoa. Nửa tháng sau, chồng cháu được xuất viện. Sau này cháu mới biết, người em trai của mình gọi điện về vị bác sĩ phó giám đốc đó - vốn là bạn thân của mình - nhờ xem giúp trường hợp của anh rể, nhờ sự can thiệp kịp thời đó mà chồng cháu khỏi phải mở hộp sọ, một phẫu thuật quá nhiều rủi ro, để lại nhiều di chứng.
“Cho tới hôm nay vẫn chưa hết ngạc nhiên vì sự can thiệp đúng lúc của vị bác sĩ đó” - cô cháu dâu của tôi nói - “chỉ chút xíu nữa thôi, nếu không có sự can thiệp đó chắc gia đình con bây giờ không biết ra sao. Nhờ em con được Bồ-tát báo mộng nên mới gọi điện về kịp lúc, Bồ-tát đúng là mẹ hiền của con”. Cháu ấy nói với đôi mắt biết ơn vô vàn.
Nghe cháu nói, tôi bỗng nhớ lại cách đây hơn ba mươi mấy năm, lúc đó nhà cháu ở gần cơ quan tôi làm việc. Mẹ cháu vì không chịu nổi sự khắt khe của cha cháu nên đã quyên sinh. Sau khi vợ chết, cha cháu mang cháu gởi cho người cô ruột nuôi, lâu lâu ông ấy mới về thăm. Nhà cô của cháu ở gần một ngôi chùa trong xã, cô ấy là một Phật tử nên cháu thường theo cô qua chùa chơi, biết hoàn cảnh cháu, thầy trụ trì rất thương, thường cho quà bánh và dạy dỗ cháu.
Một hôm, tôi ghé thăm thầy trụ trì, khi đang uống trà với thầy, thấy cháu qua chơi, thầy trụ trì bảo với tôi rằng cháu rất thông minh, các ảnh Phật, Bồ-tát chỉ dạy qua một lần là nhớ hết, cả chú Đại bi dài mà học cũng thuộc. Tôi liền hỏi thử, quả nhiên cháu trả lời rất đúng, duy khi hỏi đến ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm cháu lại nói là Mẹ Quán Thế Âm. Tôi hỏi cháu sao lại gọi là Mẹ mà không gọi là Bồ-tát, cháu trả lời vì mắt của Bồ-tát rất giống mắt mẹ cháu nên gọi như thế cho đỡ nhớ mẹ. Cháu bảo: “Mỗi lần con bị bệnh hoặc bị cha đánh đòn, mẹ nhìn con y như Mẹ Quán Thế Âm vậy!”. Tôi nghe mà xót xa cho đứa trẻ sớm bị mất đi tình mẫu tử.
Rồi thời gian trôi nhanh, tôi về hưu nên ít có điều kiện tiếp xúc với cháu. Không ngờ đứa cháu trai con người anh họ của tôi lại cưới cháu làm vợ. Sau đám cưới một thời gian, nghe ông anh họ khoe mà mừng, anh ấy nói con dâu rất ngoan hiền, hiếu thảo với cha mẹ chồng. Nhà anh xưa giờ không có thờ Phật, chỉ thờ ông bà, từ ngày con dâu bàn với gia đình thờ Phật, gia đình trở nên vui vẻ, gặp nhiều may mắn, đã mở thêm mấy điểm thu mua sản phẩm chỉ xơ dừa, làm ăn thuận lợi lắm. Bây giờ anh chỉ còn lo một điều là thằng con trai làm thì rất giỏi mà nhậu cũng quá chừng, anh chị rầy la hoài không chịu nghe, vợ nói riết cũng chưa chừa. Tôi nói: Anh cứ cầu nguyện Phật, Bồ-tát đi, lần lần đủ duyên là nó sẽ bỏ thôi!
Trước khi ra về, tôi đến bàn thờ Phật xá ba xá và ngắm nhìn pho tượng Bồ-tát Quán Thế Âm mới tinh, rực rỡ trong ánh đèn điện. Cô cháu dâu bảo: “Pho tượng Bồ-tát này con mới thỉnh vào ngày Đức Quán Thế Âm vừa qua. Trước kia nhà chỉ thờ ảnh, sau khi ở bệnh viện về, chồng con tỏ ý muốn thờ tượng Bồ-tát cho trang trọng hơn. Từ lúc có tượng Bồ-tát, ngày nào anh ấy cũng đốt nhang, lễ Phật rất chí thành, thỉnh thoảng anh ấy lại sờ vào đầu mình rồi nói: Nếu Bồ-tát không báo mộng kịp thời chắc cái xương sọ của mình còn nằm trên bệnh viện hoặc bị đem đi tiêu hủy rồi, ôi nhớ lại còn rợn tóc gáy! Sau vụ tai nạn và phát tâm thờ Bồ-tát, anh ấy đã nguyện bỏ rượu, con nghe anh ấy hứa mà rất mừng”.
Trên đường về nhà, tôi suy nghĩ mình cũng từng trải qua nhiều nạn khổ, nhờ hết lòng tin tưởng vào Phật pháp lại thường niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, trì chú Đại bi nên những nạn khổ đều vượt qua được. Nay lại chứng kiến người thân thoát khỏi tai nạn trong đường tơ kẽ tóc cũng nhờ vào oai lực cứu khổ cứu nạn của Bồ-tát, nên càng thêm tin tưởngvào thần lực và tấm lòng thương yêu chúng sanh vô hạn của Ngài. Đúng như cháu dâu tôi nói, Bồ-tát Quán Thế Âm là Mẹ từ bi của mọi chúng sanh.
Quảng Tường
(Nguồn: http://chuabuuminh.vn )

Hien huu nhu that da va dang

Vào ngày 27 tháng 6, 1986, Thiền sư phụ tá Vipassana, ông Graham Gambie qua đời sau khi mang bệnh một thời gian ngắn. Graham là một trong ...